Bước đầu tiên của sự tăng trưởng chiều cao: Dưỡng thai Theo kết luận của các kết quả nghiên cứu, trong các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao thì yếu tố bẩm sinh chiếm tới 23%, yếu tố hậu sinh chiếm tới 77%. Yếu tố bẩm sinh không thể thay đổi sau khi chọn xong bạn đời và mang thai. Việc nuôi trẻ thế nào quyết định đến việc chiều cao của trẻ cao hay thấp. Thông thường các bà mẹ thường có một suy nghĩ sai lầm đó là chỉ cần trẻ sinh ra và đạt được chiều cao hơn mức trung bình là không có vấn đề gì. Thế nhưng điều đó tuyệt đối không phải như vậy.

Sau khi mang thai được 3 tuần, các cơ quan nội tạng của thai nhi hầu như đã hoàn thiện, các tế bào trong cơ thể thai nhi tăng lên theo cấp số nhân. Lúc này đứa trẻ trong bụng mẹ sẽ nhận tác động từ những cảm xúc như buồn bã, vui vẻ, hay những cú sốc của người mẹ. Đặc biệt cơ quan tim và gan mật của trẻ sẽ nhận nhiều ảnh hưởng nhất.

Nếu tim và gan mật yếu, mức độ chịu stress của trẻ sẽ yếu, trẻ có xu hướng trở nên nhút nhát, tiêu cực, thiếu năng lượng hoạt động. Đặc biệt, nếu trong giai đoạn trẻ có thể tăng chiều cao nhanh chóng tỉ lệ thuận với thời gian hoạt động của trẻ, nhưng trẻ lại không thích vận động, dẫn đến năng lượng hoạt động của trẻ giảm đi là nguyên nhân kéo theo việc hạn chế tăng chiều cao của trẻ.

Do vậy, ngay sau khi người mẹ biết mình có thai, việc đầu tiên cần làm là cố gắng luôn luôn tập cách suy nghĩ lạc quan vui vẻ. Việc cho thai nhi nghe nhạc là một điều tốt, tuy nhiên, không nhất thiết phải cho trẻ nghe nhạc cổ điển. Chỉ cần âm nhạc không quá mang tính kích động như thể loại nhạc Heavy Metal, thì những loại nhạc như nhạc Trot (Hàn Quốc), nhạc Dance đều không có vấn đề gì. Chỉ cần người mẹ cảm thấy vui vẻ thoải mái khi nghe thể loại âm nhạc đó là được.
Giai đoạn nghén: Quản lý dinh dưỡng cho thai nhi từ trong bụng mẹ Nghén là triệu chứng thường gặp ở 70-80% các bà mẹ mang thai. Tùy theo từng thể trạng khác nhau mà giai đoạn nghén cũng có sự khác nhau. Thông thường sau khi mang thai tầm 2~3 tháng, phụ nữ sẽ gặp triệu chứng nghén ở mức độ nhiều, và nghén bắt đầu giảm dần từ tháng thứ 4. Nghén là một dạng phòng vệ của cơ thể. Giai đoạn nghén xuất phát từ việc người mẹ cảm thấy nhạy cảm hơn với môi trường xung quanh để bảo vệ đứa trẻ trong bụng mình trong thời kỳ mà việc sẩy thai dễ xảy ra nhất.

Hiện tượng nghén khiến cho phụ nữ mang thai bị rối loạn trong việc ăn uống dẫn đến những lo lắng về việc sẽ khiến cho đứa trẻ trong bụng không thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, trong thời kỳ nghén, do trẻ trong bụng mẹ còn rất nhỏ nên không cần quá nhiều chất dinh dưỡng. Ngược lại, khi người mẹ cảm thấy lo lắng, bất an về việc mang thai, cảm giác sợ hãi về thời kỳ nghén sẽ khiến não truyền đi một loại tín hiệu sản sinh ra hooc môn khiến thai trở nên hưng phấn, và điều đó sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho đứa trẻ.

Do đó, việc bị nghén nghiêm trọng có thể khiến người mẹ khổ sở một thời gian nhưng sẽ tốt hơn nếu bình thản nghĩ rằng đó chỉ là hiện tượng xảy ra để bảo vệ cho thai nhi và cố gắng ăn uống đề nghị.
Trong thời kỳ mang thai, việc ăn uống bồi bổ cho thai nhi nên tập trung vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn hơn là lượng thức ăn.
Đôi khi thời kỳ nghén có thể khiến cho người mẹ chỉ ăn một loại đồ ăn yêu thích, nhưng nếu đồ ăn yêu thích đó là thức ăn nhanh thì đứa trẻ sinh ra có thể mắc các bệnh viêm da, dị ứng da.
Dị ứng da diễn ra trong lúc trẻ ngủ sẽ ngăn cản trẻ có một giấc ngủ ngon, đồng thời một trong những loại thuốc điều trị dị ứng có thể làm ngưng trệ sự phát triển chiều cao của trẻ. Do vậy, tốt nhất nên thay thế đồ ăn nhanh bằng thực phẩm từ thiên nhiên.
Sau khi sinh, sự phân chia tế bào diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ ở khắp các bộ phận trên cơ thể. Những tháng sau sinh là khoảng thời gian mà tốc độ tăng trưởng của cơ thể diễn ra mạnh mẽ hơn bất cứ một thời điểm nào khác trong cuộc đời. Sau khi sinh 3 tháng, cân nặng của trẻ tăng lên hai lần so với lúc mới sinh. Sau khi sinh 1 năm, cân nặng trẻ tăng gấp 3.5 lần so với lúc mới sinh. Ở thời kỳ này, sự phát triển của cơ bắp còn yếu, hệ xương cũng chưa đủ vững chãi, lượng sụn còn nhiều hơn lượng xương.

Sau khi sinh cho đến 1 tuổi, hai não và hệ thần kinh của trẻ phát triển nhanh chóng. Thời gian này cần chú ý đặc biệt chế độ dinh dưỡng của trẻ. Nếu các bà mẹ quá đặt nặng vào việc cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ trong thời gian trẻ bắt đầu ăn dặm có thể gây ra hiện tượng tổn thương dạ dày và ruột của trẻ. Vấn đề này cũng xảy ra tương tự đối với trường hợp cho trẻ ăn dặm quá sớm để trẻ mau chóng phát triển hơn những trẻ khác.

Trong thời kỳ này, cần phải hết sức thận trọng bởi một khi ruột và dạ dày của trẻ bị tổn thương thì về sau này, dù có quản lý tốt đến mấy đi chăng nữa thì việc hồi phục hoàn toàn là rất khó, thậm chí có trẻ phải chịu khổ sở vì các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa đến suốt cả cuộc đời.

Khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề thì khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn sẽ giảm đi ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng trưởng chiều cao. Trên thực tế, trong số những trẻ có chiều cao thấp tìm đến bệnh viện thì một nửa là gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cũng giống như bệnh cảm vậy. Bệnh không thể nào khỏi trong
vòng một hai ngày được nên phương pháp tốt nhất đó là phải chăm sóc quản lý thật tốt ngay từ khi
trẻ còn nhỏ.

Thức ăn cho trẻ nên ở nhiệt độ vừa phải như nhiệt độ cơ thể của người mẹ, không quá lạnh và
cũng không quá nóng.
Khi trẻ khóc thì vô điều kiện cho trẻ uống sữa cũng là việc không tốt. Đặc biệt, đối với những bà
mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm thì lỗi hay mắc phải nhấtlà lạm dụng một cách thiếu thận trọng những
loại thuốc liều mạnh cho trẻ vốn hay ốm yếu do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Thông thường các
bật phụ huynh thường cho còn uống bất kỳ loại thuốc nào để yên tâm hơn về sức khỏe của con mà
không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Điều này giống như là việc bắt một con giận mà
phải đốt cả ba gian nhà vậy.
Làm cho trẻ vận động nhiều hơn Trong quá trình khám chữa điều trị tăng trưởng chiều cao chúng tôi thường thấy các ông bố bà mẹ hay hỏi nhau câu “chiều cao con giống anh hay chiều cao con giống em” như kiểu đẩy trách nhiệm cho nhau vậy. Tuy nhiên, yếu tố di truyền chiều cao chỉ chiếm có 23% mà thôi. Còn lại 77% là yếu tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến sự ngưng trệ tăng trưởng chiều cao. Hiện nay, yếu tố ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ chính là sự thiếu vận động chứ không phải yếu tố di truyền.

Những ông bố bà mẹ có thể dễ dàng nói với con rằng “nếu con không ăn vào thì sẽ không thể lớn được” nhưng lại không thể nói với chính mình rằng “nếu gây stress quá cho con trong việc học tập thì con sẽ không thể cao được. Nếu lo lắng về chứng dậy thì sớm của con, nếu như luôn mong mỏi con tăng chiều cao thì các bậc phụ huynh không nên gây ra căng thẳng quá về chuyện học hành cho con cái.

Nếu quá tập trung vào việc học tập của con cái mà không quan tâm đến việc vận động của con thì lý do khiến con không thể tăng thêm chiều cao được cũng rất đơn giản. Đó chính là do ít vận động thì cũng ít sự kích thích sụn tăng trưởng. Thêm nữa khi trẻ chịu những áp lực về tâm lý sẽ dẫn đến việc các hooc môn vỏ thượng thận và catecholamine bài tiết ra gây kiềm hãm tác dụng và sự bài tiết của hooc môn tăng trưởng làm cản trở sự phát triển chiều cao.
Hãy mua cho trẻ nhiều quần áo thể thao hơn là mua quần áo đắt tiền Hẳn nhiều người còn nhớ những ngày tháng thơ ấu mặc lại những bộ quần áo của anh chị lớn hơn mình, thậm chí còn may đi vá lại những bộ quần áo rách để mặc. Thế nên cứ hàng năm Tết đến được tặng cho bộ quần áo mới thì cố gắng giữ gìn mặc được thật lâu rồi khi chật thì nhường lại cho em dưới mình. Đó là thời kỳ mà một bộ quần áo hay một món đồ cũng đều vô cùng quý giá.

Trẻ em ngày nay đã khác xưa nhiều, được mặc những bộ quần áo cao cấp và rực rỡ. Những người mẹ mặc cho con những bộ quần áo tốt nhất phù hợp với thẩm mỹ của mình, luôn chú ý để con chơi cẩn thận để không bẩn quần áo.

Đối với những sự kiện quan trọng, các con nên được mặc quần áo trang trọng, nhưng đối với những hoạt động tự do, phụ huynh nên chuẩn bị cho con những bộ quần áo thể thao để con có thể vận động một cách thoải mái. Chúng ta không thể chạy nhảy khi mặc quần áo quá trang trọng, hay sẽ vô cùng cảm thấy ngại ngùng khi mặc quần áo thể thao tham gia một buổi họp. Trẻ em cũng như vậy. Trẻ có thể chạy nhảy khi mặc một bộ quần áo đẹp nhưng lại không thể hoạt động theo ý muốn của mình được. Do vậy việc mặc cho trẻ những bộ quần áo đắt tiền hay quá tốt sẽ khiến trẻ bị hạn chế trong việc vận động. Những bộ quần áo đó sẽ khiến trẻ khó có thể chạy, nhảy, lăn bò, vui chơi được.

Ngày nay, có thể thấy một cách rõ rệt rằng ngày càng khó bắt gặp hình ảnh sân vận động sau giờ tan trường, những đứa trẻ tháo cặp để trên ghế băng, mải miết chơi trò ném giấy hay đá bóng. Thay vào đó chúng mải mê chạy cho kịp những buổi học thêm ở trung tâm, hoặc cũng có thể trong những chiếc cặp kia là những chiếc điện thoại hay những máy chơi game đắt tiền khiến trẻ không thể nào vui chơi trong tin thần nhẹ nhõm được.

Để phòng ngừa nguy cơ trẻ thừa cân mắc chứng dậy thì sớm, để giúp trẻ biếng ăn trở nên ăn uống ngon miệng hơn, thì việc cần làm là giúp trẻ có cơ hội vận động càng nhiều càng tốt.
Chú ý không để trẻ tăng cân Phương pháp hiệu quả nhất để giúp trẻ phát triển chiều cao trong thời kỳ này chính là làm trì hoãn thời kì bắt đầu dậy thì. Nói một cách chính xác hơn thay cụm từ “làm trì hoãn thời điểm dậy thì” là “ngăn chặn sự xuất hiện sớm của thời điểm dậy thì”.

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến dậy thì sớm chính là do “hiện tượng béo phì ở trẻ nhỏ”. Béo phì khiến cho lượng mỡ tăng lên, làm cho thời kỳ bài tiết các hooc môn giới tính diễn ra nhanh hơn. Không chỉ có vậy, kháng hooc môn trong hooc môn tăng trưởng tăng lên sẽ làm cho hooc môn tăng trưởng không thể thực hiện được hết vai trò của mình.

Sự tăng trưởng kinh tế theo hướng hiện đại hóa và lối sống theo kiểu phương Tây khiến cho vấn đề béo phì ở độ tuổi trẻ em trở nên ngày một nghiêm trọng. Càng ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc chứng dậy thì sớm. Trên thực tế, cách đây không lâu, Ủy ban phát triển bền vững thuộc hội đồng tư vấn tổng thống đã công bố, tỉ lệ trẻ em từ 10~14 tuổi mắc bệnh béo phì ở Hàn Quốc chiếm tới 17.9%, thậm chí còn cao hơn cả “dân tộc béo phì” là nước Mỹ với tỉ lệ là 14~17%.

Chắc hẳn ông bố bà mẹ nào cũng từng nghe đến câu nói “ Chỉ cần nhìn thấy ruộng nhà tôi được tưới nước, con cái tôi có cái ăn thì dù chẳng được ăn miếng nào tôi cũng no bụng”. Nghĩa là bất kể công bố bà mẹ nào cũng mong muốn con cái mình ăn uống ngon miệng và lớn khôn khỏe mạnh.

Thế nhưng, ăn nhiều không có nghĩa là sẽ mạnh khỏe. Các ông bố bà mẹ cần phải khắc cốt ghi tâm một điều rằng, ăn vừa phải, luyện tập ở mức độ phù hợp chính là bí quyết giúp trẻ khỏe mạnh, mau lớn và đặc biệt là tránh được bệnh béo phì. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh béo việc cần phải làm đầu tiên là hạn chế ăn mỡ động vật. Điều đó không có nghĩa là tuyệt đối không được ăn thịt. Thịt thì có thịt mỡ và thịt nạc. Các bậc phụ huynh nên tránh cho trẻ ăn phần thịt có mỡ.

Chất đạm động vật có trong thịt nạc chiếm 15-17% trong cơ thể chúng ta. Đây là chất dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nên cần cho trẻ ăn uống đều đặn. Thêm nữa, vào giai đoạn phát triển này, việc tuần hoàn máu đóng một vai trò quan trọng. Nó giúp truyền ô-xi và chất dinh dưỡng đi tới khắp các bộ phận trong cơ thể. Do vậy cần bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm góp phần làm tăng lượng hồng cầu trong cơ thể cần thiết cho hoạt động tuần hoàn máu. Nếu không ăn đủ lượng thịt cần thiết khiến cơ thể trong tình trạng thiếu chất sắt và vitamin B12 thì có thể gây ra ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể, đồng thời có nguy cơ rơi vào tình trạng thiếu máu.

Tuy nhiên, phần thịt mỡ có trong thịt là lượng mỡ gây hại và là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì. Thêm nữa sự tích tụ chất béo quá độ khiến cho lớp bảo vệ tế bào thay đổi cũng tác động làm cho tuyến bài tiết bị rối loạn. Không chỉ có vậy. Những chất kích thích tăng trưởng, chất kháng sinh, hooc môn từ môi trường có thể còn tồn dư trong thịt thường thích lũy trong mỡ sẽ gây ra chứng dậy thì sớm. Do vậy khi muốn ăn thịt thì các bậc phụ huynh nên tập trung chọn vùng thịt nạc để ăn.

Việc giảm bớt lượng thức ăn của trẻ không phải là việc dễ dàng. Bởi vì không người cha người mẹ nào có thể giảm bớt lượng thức ăn mà con cái mình yêu thích, hoặc không thể làm ngơ trước những đứa trẻ khóc quấy vì đói bụng. Chính vì thế, việc làm cho trẻ hiểu được vấn đề cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Hãy giúp trẻ hiểu rằng khi cân nặng của trẻ vượt quá so với cân nặng tiêu chuẩn sẽ dẫn đến việc giai đoạn tăng trưởng của trẻ sẽ nhanh chóng kế thúc, hoặc không thể nào cao thêm được nữa. Khi trẻ hiểu được điều đó trẻ sẽ tự ý thức một cách chủ động về việc phòng ngừa béo phì.
Thời kỳ dậy thì là giai đoạn mà chiều cao của trẻ có thể đạt đến mức tối đa. Ở nam thì vai ngày một nở nang, ở nữ thì xương chậu phát triển to hơn. Cơ thể ở giai đoạn này biến đổi một cách chầm chậm nên rất khó để các bậc phụ huynh nhận thấy rõ rệt. Rồi bỗng nhiêu chiều cao của trẻ tăng nhanh chóng như măng non sau sơn mưa, bắt đầu xuất hiện kỳ kinh đầu ở trẻ nữ hoặc vỡ giọng ở trẻ nam. Sau đó sự tăng trưởng chiều cao của trẻ giảm một cách nhanh chóng. Sụn tăng trưởng đóng lại, sự tăng trưởng chiều cao cũng dần dần kết thúc.

Thời điểm ngay trước và sau khi những dấu hiệu giới tính cấp độ 2 bắt đầu xuất hiện, trẻ trong giai đoạn dậy thì sẽ tăng chiều cao một cách nhanh chóng, khoảng 10cm trong vòng 1 năm. Theo quy luật thông thường, khi sự phát triển nhanh chóng của cơ thể khiến trẻ ăn nhiều hơn, rồi nhanh đói hơn. Nếu cân nặng của trẻ tăng ở mức độ phù hợp so với sự phát triển tổng thể chiều cao thì dù ăn nhiều một chút cũng không có vấn đề gì. Chỉ cần trẻ không ăn những thực phẩm gây hại cho sự tăng trưởng chiều cao thì không phải vấn đề đáng lo ngại.

Tuy nhiên, nếu cân nặng của trẻ tăng nhanh hơn so với sự tăng trưởng chiều cao thì có thể cần để tâm đến việc điều chỉnh lượng ăn cho trẻ. Nếu cân nặng tăng một cách quá độ sẽ làm cho tế bào mỡ tăng nhanh hơn, tế bào mỡ tích lũy trong cơ thể sẽ làm cho hooc môn giới tính phát triển và sụn tăng trưởng đóng lại nhanh hơn.

Không chỉ có vậy, chất béo trong cơ thể còn làm cho kháng hooc môn của hooc môn tăng trưởng gia tăng, khi đó cho dù hooc môn tăng trưởng có bài tiết ra cùng một lượng nhất định đi chăng nữa thì cũng không thể phát huy được tác dụng một cách tốt nhất, là nguyên nhân làm cho chiều cao giảm khả năng phát triển.
Trẻ ngủ giấc ngủ sâu sẽ lớn nhanh hơn Có rất nhiều loại hooc môn bài tiết trong cơ thể của chúng ta, và chức năng của chúng đối cơ thể là vô cùng, vô hạn. Hóc môn giúp điều chỉnh những nhịp điệu của cơ thể trong một ngày, điều chỉnh độ ẩm của cơ thể, và có mối quan hệ mật thiết với việc duy trì tính liên tục trong cơ thể như sản sinh hồng cầu, miễn dịch, tái tạo, ăn uống và trao đổi chất. Do đó, chỉ cần thay đổi sự cân bằng hooc môn một chút thôi là sức khỏe của con người cũng khó có thể duy trì ổn định.

Trong số đó phải kể đến hooc môn tăng trưởng có vai trò kích thích phát triển chiều cao. Hooc môn này là một trong những hooc môn vô cùng phức tạp giúp tạo nên yếu tố tăng trưởng ở trong gan, giúp kích thích sự trao đổi chất trong ở thể. Tình trạng dinh dưỡng, vận động, hoạt động ngủ của cơ thể có ảnh hưởng rõ rệt với lượng bài tiết của hooc môn này, do vậy, cần tạo điều kiện tốt để hooc môn tăng trưởng có thể bài tiết được.

Thứ nhất, hooc môn tăng trưởng bài tiết nhiều hơn trong quá trình cơ thể đang ngủ. Ngủ là hoạt động nghỉ ngơi và hoạt động ngủ là yếu tốt không thể thiếu được cho sự phát triển chiều cao và năng lượng cho cơ thể.

Trong thời gian ngủ, não bộ sẽ phát ra sóng não theo một kiểu nhất định. Trạng thái ngủ REM và NON REM sẽ xuất hiện liên tục trong giấc ngủ. Giấc ngủ Rem nghĩa là giấc ngủ mắt chuyển động, chỉ một giấc ngủ không sâu. NON REM là giấc ngủ mắt không chuyển động, chỉ giấc ngủ sâu.

Đặc trưng của từng kiểu ngủ đó là, đối với NON REM, sóng não hoạt động ở mức độ cao, lượng hooc môn tiết ra nhiều hơn khiến cho giấc ngủ sâu hơn, khó bị đánh thức bởi tiếng động xung quanh. Ngược lại, có người hay tỉnh giấc, xê dịch trong giấc ngủ trong trạng thái nhớ được mình mơ gì, dễ bị đánh thức bởi những âm thanh nhỏ xung quanh.

Đối với một người bình thường thì giấc ngủ REM và NON REM lặp đi lặp lại đến 4-5 lần trong một đêm. Do vậy, việc tạo điều điện để trẻ có thể có giấc ngủ NON REM là rất quan trọng
Không ăn thức ăn 2 giờ trước khi đi ngủ
Không nên ăn bất kỳ đồ ăn nào 2 giờ trước khi đi ngủ dù bản thân có muốn ăn món ăn đó đến mức độ nào đi chăng nữa. Nếu ăn trước khi đi ngủ sẽ khiến dạ dày làm việc suốt cả đêm mà không nghỉ ngơi, do đó cũng khiến cho não và các bộ phận trong cơ thể hoạt động theo và dẫn tới không thể có được giấc ngủ sâu. Không chỉ vậy, nếu đi ngủ trong trạng thái đường huyết đang ở mức độ cao sẽ làm lượng bài tiết của hooc môn tăng trưởng bị giảm.
Chữa trị nhanh chóng khi gặp vấn đề về giấc ngủ.
Bất kỳ ai khi ngủ cũng mơ. Tuy nhiên, có một số người khi ngủ thường hay bị tỉnh giấc vì mơ, thậm chí có những người còn hoàn toàn không biết mình có mơ hay không. Việc không nhớ được giấc mơ mà mình mơ có nghĩa là ngủ rất sâu nên không nhớ được. Tuy nhiên, nếu mà mơ nhiều thì có nghĩa là không có giấc ngủ sâu, hoặc là không ngủ được. Những đứa trẻ thường hay mơ ác mộng, bị mộng du, nghiến răng, hoặc nói mê thường do có vấn đề ở giấc ngủ giai đoạn đầu trước khi chìm vào giấc ngủ sâu. Nếu gặp vấn đề về giấc ngủ một cách liên tục thì có thể sinh ra những vấn đề liên quan đến phát triển cơ thể nên cần có biện pháp khám chữa và điều trị kịp thời.
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN SEOJUNG.     Số đăng ký kinh doanh:120-96-03264 Ki-Won Park
Tầng 3, Số 411 Bongeunsa-ro, Gangnam-gu, Seoul, 06097, Korea (Tòa nhà Seojung 37-15 Samseong-dong)
Số điện thoại: 82-2-515-8585     Số Fax: 82-2-518-5961

Copyright ⓒ Seojung Eastern Medicine Clinic All rights reserved.   email : master@seojung.com