Một giấc ngủ được ví như một liều thuốc quý. Khi ngủ sau, cơ thể được giải tỏa mệt mỏi và ngày càng khỏe mạnh hơn. Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của con người. Thông qua giấc ngủ, cơ thể con người được hồi phục, giúp gạt bỏ những suy nghĩ hay ký ức không vui, nạp đầy năng lượng cho một ngày mới.
Một giấc ngủ có ảnh hưởng tới chức năng thần kinh, hệ thống miễn dịch, hồi phục các cơ quan trong cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe. Ngược lại, tình trạng thiếu ngủ có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, giảm miễn dịch chứng đau, và có thể gặp những bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, những hooc môn có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng sẽ bài tiết trong quá trình cơ thể chìm vào giấc ngủ, đặc biệt là giấc ngủ sâu (Giai đoạn sóng chậm, giai đoạn 3, giai đoạn 4). Do đó để tăng cường sự bài tiết của hooc môn tăng trưởng, việc ngủ sâu là rất quan trọng. Trước khi cho trẻ đi ngủ, cần giúp trẻ cảm thấy vui vẻ và thoải mái. Bên cạnh đó, khi trẻ chìm vào giấc ngủ, nên tắt đèn trong phòng và phòng khách để trẻ có thể đạt được trạng thái ngủ sâu nhất có thể. Ngoài ra, khi nhắc trẻ đi ngủ sớm thì các bậc phụ huynh cũng nên tắt ti vi để tránh âm thanh của ti vi để trẻ không bị tỉnh giấc.
Chất lượng của giấc ngủ
Nói về môi trường ngủ liên quan đến việc phát triển chiều cao thì số thời gian ngủ tuy quan trọng nhưng việc ngủ sâu lại có vai trò quan trọng hơn.Khi nói đến một giấc ngủ tốt thì người ta sẽ nói đến tầm quan trọng của chất lượng giấc ngủ đối với sức khỏe tinh thần và thể chất, hơn là số lượng thời gian ngủ tuyết đối. Và người ta gọi đó là hiệu suất của giấc ngủ. Hiệu suất của giấc ngủ được tính bằng phần trăm, và số phần trăm càng cao nghĩa là hiệu suất ngủ cao. Cách tính hiệu suất ngủ như sau.
Nếu tỉ lệ này không đạt được 85% thì sẽ được đánh giá là hiệu suất ngủ không tốt. Tuy nhiên nếu bản thân không cảm thấy bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày thì không có vấn đề gì. Việc đi ngủ và dậy đúng giờ cũng rất quan trọng.